Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường đang là điều được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Mỗi một giai đoạn sẽ có cách điều trị, chế độ ăn uống sinh hoạt khác nhau. Chính vì thế, để biết được bệnh tiểu đường tiến triển đến giai đoạn nào, người mắc bệnh cần làm gì và ăn uống sinh hoạt như nào, hãy cùng Sữa Gluzabet tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phân loại bệnh tiểu đường

  • Bệnh tiểu đường type 1: Đây là bệnh do tuyến tụy bị dị tật bẩm sinh gây ra. Tuyến tụy không thể sản xuất được insulin thường gặp ở những người dưới 30 tuổi. Chỉ số đường huyết trước lúc ăn là: 4-7mmol/l và sau ăn là < 9mmol/l.
  • Bệnh tiểu đường type 2: Type 2 là bệnh phổ biến nhiều hơn tiểu đường tuýp 1. Thường xảy ra do thừa cân, béo phì, thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, ít vận động, hay gặp ở độ tuổi trung niên. Chỉ số đường huyết trước lúc ăn là: 4-7mmol/l và sau ăn là < 8,5 mmol/l.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Phụ nữ mang thai từ tuần 24 – 28 rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ, chiếm khoảng 3-5%. Nếu như không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi.
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường thai kỳ

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường mà bạn cần biết

Giai đoạn 1: Bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn lượng đường trong máu của người bệnh cao hơn bình thường nhưng vẫn nằm trong giới hạn. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ 3 năm đến 5 năm. Nếu được điều trị kiên trì và lâu dài thì người bệnh sẽ có tiến triển tốt và có thể chữa khỏi.

Ở giai đoạn này các triệu chứng còn chưa rõ và cụ thể nhưng bạn có thể nhận thấy các mảng da tối màu ở các vị trí nếp gấp như: gáy, nách, cổ tay, cổ chân hoặc đột nhiên đi tiểu nhiều hơn, mệt mỏi hơn bình thường. Đây chính là những dấu hiệu của bệnh tiền tiểu đường.

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

>>Xem thêm: Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Giai đoạn 2: Giai đoạn tiến triển

Trong giai đoạn tiến triển này, cơ thể sẽ dần dần thấy khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều hơn, ăn nhiều nhanh đói, sụt cân không rõ nguyên nhân,… Với giai đoạn này thì bạn buộc phải dùng thuốc để điều trị một cách lâu dài.

Giai đoạn 3: Giai đoạn tiểu đường khó kiểm soát

Giai đoạn 3 của bệnh tiểu đường chính là giai đoạn khó kiểm soát nhất. Ở giai đoạn này người bệnh buộc phải sử dụng nhiều thuốc hạ đường huyết cùng lúc để điều trị, thậm chí còn phải chuyển từ thuốc uống sang tiêm truyền mới có thể kiểm soát được lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Cũng trong giai đoạn này, các biến chứng tiến triển lên đến mạch máu, thần kinh, mắt, bàn chân xuất hiện càng rõ rệt. Chính vì thế, mục tiêu điều trị trong giai đoạn 3 không đơn giản là hạ đường huyết mà phải quan tâm tới các biến chứng và cách phòng ngừa chúng.

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường giai đoạn thứ 3

Giai đoạn 4: Bệnh tiểu đường trong giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối trong các giai đoạn của bệnh tiểu đường đó chính là khi các biến chứng ngày một nặng hơn. Trong giai đoạn này, người bệnh cần phải đối mặt cùng lúc với nhiều nguy cơ, biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Cụ thể như tình trạng suy tim, suy thận, liệt dạ dày.

Các bí quyết giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong cao bởi những biến chứng mà nó gây ra. Chính vì thế, để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 thì cần có những biện pháp điều trị phù hợp, đồng thời ổn định chất lượng sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là những bí quyết mà bạn có thể tham khảo:

  • Thay đổi chế độ ăn phù hợp

Lên kế hoạch ăn uống tích cực, bảo đảm chất dinh dưỡng giữa các và bữa ăn cân bằng được các thức ăn. Thay vì ăn thức ăn mặn, bánh kẹo ngọt, thực phẩm có chứa chất béo thì bạn nên lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như: gạo lứt, ngũ cốc nguyên vỏ, các loại họ đậu, rau xanh, hoa quả tươi ít ngọt.

  • Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục trung bình 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp bạn kiểm soát được đường huyết trong máu tốt mà còn giúp bạn kiểm soát được cân nặng. Các bài tập thể dục có thể là: chạy bộ, bơi lội hoặc tập thể dục nhịp điệu.

  • Điều trị và tái khám định kỳ

Một trong những bí quyết quan trọng là cần phải điều trị và tái khám định kỳ đúng hẹn. Không nên tự ý thay đổi những chỉ định điều trị của bác sĩ mà chưa được đồng ý. Bởi điều này có thể khiến cơ thể bạn mất kiểm soát lượng đường huyết, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh nhân nên điều trị và tái khám định kỳ
Tái khám và dùng thuốc kiên trì

Bên trên là bài viết về các giai đoạn của bệnh tiểu đườngSữa Gluzabet muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm về bệnh tiểu đường và có cách phòng ngừa bệnh thật tốt.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi