Bị huyết áp cao có ăn nho được không?

Nho là loại trái cây có vị ngọt nên bị nghi ngờ là ăn nho có nhiều đường. Cũng vì lý do đó mà một số bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường không dám ăn hoặc hạn chế những loại quả có vị ngọt như nho. 

1. Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích nho mang lại

Mỗi loại thực phẩm đều tồn tại những nguồn dinh dưỡng khác nhau. Với trái cây hầu hết người dùng sẽ được nhận vitamin và khoáng chất nước và chất xơ. Trước khi tìm hiểu ăn nho có tốt cho tim mạch không hay huyết áp cao có ăn được nho không bạn đọc nên hiểu được thành phần dinh dưỡng mà nho mang lại.

Dựa theo kết quả báo cáo thí nghiệm phân tích về hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu nho tươi các thành phần thống kê được trong quả nho là:

  • Carb 27,3 gam
  • Protein 1,1 gam
  • Chất béo 0,2 gam
  • Chất xơ 1,4 gam
  • Kali 8% RDI
  • Đồng 10% RDI
  • Magie: 5% RDI
  • Vitamin C 27% RDI
  • Vitamin K 28% RDI
  • Vitamin B6 6% RDI

Các thành phần được sử dụng đơn RDI để thể hiện lượng dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể của đa số người trưởng thành mỗi ngày. Chỉ số % của RDI cao tức là lượng dinh dưỡng theo nhu cầu cao lên đặc biệt là vitamin C.

Bên cạnh những thành phần kể trên, trong quả nho còn chứa chất chống oxy hóa. Đây là một thành phần khá được quan tâm, vì chúng chống lại sự oxy hóa ngăn ngừa phát triển của tế bào ung thư, thêm vào đó cũng phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như tiểu đường hay tim mạch

2. Người bệnh bị huyết áp cao có ăn nho được không?

Huyết áp cao có ăn nho không đáp án sẽ tùy thuộc vào việc bạn ăn nho tươi hay nho khô. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn luận đến vấn đề người bệnh cao huyết áp có nên sử dụng nho tươi hay không?

Để hiểu rõ vấn đề này, một cuộc nghiên cứu trên động vật đã được thực hiện và đưa ra những phân tích cụ thể.

Trước tiên vật chủ thí nghiệm sẽ được cho ăn mặn trong thời gian dài để xuất hiện vấn đề tim mạch giúp quá trình nghiên cứu thuận lợi hơn.

Ripe grapes in a saucer with plate high angle view on a white background

Các nhóm vật chủ thí nghiệm sẽ chia thành bên mắc bệnh không điều trị và một bên được dùng thành phẩm từ chính quả nho tươi. Một nhóm thứ 3 sẽ được sử dụng thuốc chống tăng huyết áp. Với 3 nhóm như vậy, các nhà nghiên cứu sẽ thường xuyên theo dõi và quan sát tình hình.

Sau khi đánh dấu mỗi nhóm và quan sát thực nghiệm, kết quả không chỉ có nho mà các loại thực vật cũng có khả năng hạn chế bệnh lý cao huyết áp. Đặc biệt, thành phần flavonoid trong quả nho chính là yếu tố giúp của chất chống oxy hóa và ngăn ngừa tăng huyết áp cho người sử dụng.

Sau nghiên cứu đó, nho cũng nằm trong danh sách những loại quả mà người bệnh cao huyết áp có thể sử dụng được. Tuy nhiên hàm lượng và định lượng mỗi ngày nên thực hiện theo một chế độ dinh dưỡng khoa học. Mặc dù nho là một loại quả tốt nhưng lượng đường trong loại quả này cùng một số dưỡng chất khác sẽ gây nguy hiểm nếu dung nạp liên tục lượng lớn.

3. Một số thực phẩm dành cho người huyết áp cao

Các thực phẩm dành cho người cao huyết áp không chỉ có nho mà còn rất nhiều loại thực vật khác. Bệnh nhân cao huyết áp có thể thay đổi khẩu phần ăn luân phiên giữa một số loại trái cây như:

  • Chuối
  • Cam
  • Bưởi
  • Quýt
  • Dâu tây
  • Việt quất
  • Kiwi
  • Dưa hấu
  • Lưu
  • Ổi

Ngoài trái cây, các thực vật khác cũng có thể được sử dụng như cà chua, ngũ cốc, các loại đậu và hạt. Trong khẩu phần ăn bệnh nhân cao huyết áp hay người cần phòng tránh cao huyết áp cần cân đối đủ dinh dưỡng từ cả động vật lẫn thực vật.

Với nguồn dinh dưỡng do động vật cung cấp, người cao huyết áp hay có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp có thể chọn loại sữa không đường ,thịt nạc và trứng. Lượng thực phẩm sử dụng nên tính toán theo cân nặng và tình trạng sức khỏe để giúp cân đối dinh dưỡng và hỗ trợ trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

 

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Lợi ích và cách làm sữa hạt dành cho người tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng của sữa, những lợi ích và tác hại mà bạn nên biết
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ thực hiện
Biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường
Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khớp thế nào?
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi