Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì để kiểm soát lượng đường trong máu, giảm thiểu khả năng biến chứng và giữ được cân nặng hợp lý. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hoa quả còn được coi là vị thuốc tự nhiên hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị. Để trả lời cho băn khoăn tiểu đường tuýp 2 nên ăn hoa quả gì, bạn hãy theo dõi bài viết với những lời khuyên của chuyên gia sau đây nhé!
Mục lục
Tiểu đường type 2 nên ăn hoa quả gì?
Rau xanh
Tất cả các loại rau xanh bổ sung chất xơ, vitamin, các chất dinh dưỡng khác tuyệt vời cho cơ thể con người. Ngoài ra, rau xanh là thực phẩm ưu tiên hàng đầu, đặc biệt bạn đang mắc một số bệnh (Ví dụ là bệnh tiểu đường).
Chất xơ và carbohydrate phức hợp có trong rau giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, ngăn cản việc ăn quá nhiều và các vấn đề về đường huyết. Một số loại rau xanh bạn có thể tham khảo:
Người bệnh tiểu đường nên ăn những rau củ sau:
- Bắp cải.
- Măng tây.
- Bông cải xanh.
- Súp lơ
- Đậu xanh.
- Rau diếp.
- Cà tím.
- Ớt.
Các loại đậu
Người bệnh tiểu đường nên tìm loại đậu có hàm lượng chất xơ và protein cao nhất, theo The Diabetes Council. Có một số loại đậu tốt cho bệnh nhân tiểu đường hơn bao gồm đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng, đậu gà, đậu cúc... Nhưng các loại đậu khác như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu nành… đều giúp cải thiện lượng đường trong máu.
Trái cây
Trái cây có thể có hàm lượng đường cao, nhưng chúng đều là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Bạn nên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết GI thấp, các loại quả mọng, trái cây có múi. Một số loại trái cây hàng đầu mà người tiểu đường tuýp 2 nên ăn là:
- Các loại quả mọng
- Cam, quýt
- Bưởi
- Đào
- Cà chua
- Táo
- Lê
- Ổi
- Cherry
- Bơ
- Dâu
- Lựu
- Đu đủ
- Nho
Một điều mà người bệnh không để ý, đó là không sử dụng trái cây sấy khô và nước ép hoa qua trong thời gian điều trị bệnh tiểu đường nhé! Bởi trái cây sau khi sấy đã loại bỏ nước, làm cho nồng độ đường chứa trong nó tăng cao gấp 3 lần so với trái cây tươi. Hơn nữa, trái cây sấy khô có kích thước nhỏ hơn so với trái cây tươi, khiến bạn có thể dễ dàng ăn với số lượng lớn mà không cảm thấy no. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó sẽ làm lượng đường trong máu gia tăng đột biến. Do đó, nếu bạn thích ăn trái cây, bạn cần lựa chọn trái cây tươi thay vì trái cây khô.
Ngũ cốc nguyên hạt
Khác với carbohydrate đơn giản, ngũ cốc nguyên hạt tiêu hóa lâu hơn, ít có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Bạn nên tránh các loại carbohydrate đã tinh chế như bánh mì trắng, mì ống, thay vào đó là ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, kiều mạch, lúa mạch…
Thời gian thích hợp để người tiểu đường tiêu thụ trái cây trong ngày
Chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối có thể làm gia tăng lượng đường trong máu. Phải có khoảng cách ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn mới nên dùng trái cây, ăn trái cây lúc này sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột. Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.
Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường:
-Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.
-Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp.
-Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
-Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
-Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước.
-Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.
Mọi thông tin về tiểu đường có tại: http://gluzabet.com.vn