Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một trong những loại bệnh không lây nhiễm đang gia tăng nhanh tại Việt Nam. Rất nhiều người còn thắc mắc không biết tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ trong khi vào năm 2017, Việt Nam đã ghi nhận đến 3,53 triệu người đang phải chung sống với bệnh đái tháo đường. Thông qua bài viết này, Gluzabet sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này cũng như gợi ý một vài biện pháp cần thiết để phòng tránh bệnh.

1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2

Trước khi tìm hiểu tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ, chúng ta cần phải hiểu đây là loại bệnh gì. Tiểu đường tuýp 2 hay đái tháo đường type 2 là cách phân loại dựa theo nguyên nhân bệnh. Tuýp 2 chiếm đến 90% các trường hợp mắc tiểu đường trên khắp thế giới. 10% còn lại là tiểu đường type 1 (hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc vào insulin).

Type 2 có nghĩa người bệnh có tuyến tụy bị giảm khả năng sản xuất insulin, ngoài ra insulin được sản xuất ra cũng hoạt động không tốt. Trong khi đó, type 1 lại xuất phát từ nguyên nhân tuyến tụy không sản xuất ra được insulin.

Do các nguyên nhân khác nhau, cho nên mỗi loại tiểu đường sẽ có triệu chứng đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, xét về mức độ nguy hiểm hay độ nặng nhẹ thì vẫn tương đồng.

tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ
Tiểu đường tuýp 2 chiếm đến 90%

2. Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?

Khó có thể trả lời tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ bởi mức độ nặng nhẹ của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố quan trọng nhất đó là người bệnh có được điều trị tốt hay không.

Những trường hợp tiểu đường tuýp 2 được phát hiện và được điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể chung sống một cách hòa bình với bệnh. Còn người bệnh không ăn uống, tập luyện, hay dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh sẽ càng ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Ngoài ra, quan niệm tiểu đường type 2 là nhẹ hơn và không nguy hiểm bằng tiểu đường type 1 là hoàn toàn sai lầm. Bởi loại bệnh nào trong 2 loại này cũng làm đường huyết tăng cao.

Một khi đường huyết tăng lên mà chúng ta không kiểm soát, biến chứng sẽ xuất hiện. Phổ biến nhất có thể kể đến là biến chứng trên thần kinh, tim mạch, mắt, thận,… Những biến chứng nghiêm trọng này không chỉ đẩy người mắc bệnh vào nhiều rủi ro sức khỏe lớn, mà còn khiến cho bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.

tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ
Nên giữ thể trạng ở trạng thái bình thường để tránh tiểu đường

3. Lưu ý để giảm nhẹ bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường bị nặng hay nhẹ phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có điều trị tốt hay không, mức độ nặng nhẹ không liên quan đến type 2 hay type 1.

Một số lưu ý trong khi điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn cần ghi nhớ:

  • Bạn nên căn cứ vào danh sách những thực phẩm mà người bị tiểu đường nên ăn hay nên tránh để có thể lựa chọn thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo dinh dưỡng trong một ngày bao gồm: 50% rau xanh chất xơ, 25% tinh bột và 25% chất đạm có từ thịt cá.

  • Việc lựa chọn thực phẩm rất quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là bạn cần biết sử dụng chúng như thế nào. Có một số mẹo đơn giản mà bạn có thể áp dụng: Chia ra để ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn, ăn rau củ luộc vào đầu bữa, ăn thịt cá trước hay ăn tinh bột cùng lúc; không nên ăn nhiều vào bữa tối,…

  • Tâm trạng và giấc ngủ có thể khiến đường huyết của bạn tăng giảm thất thường. Do vậy, hãy luôn giữ suy nghĩ tích cực và luôn ngủ đủ giấc mỗi ngày.

  • Tập thể dục mỗi ngày hay ít nhất là 5 buổi 1 tuần sẽ có ích hơn nhiều so với một vài ngày tập quá gắng sức. Bạn nên chọn cho mình các bài tập mình yêu thích, biến việc tập luyện trở thành thói quen hàng ngày.

Được điều trị tốt, người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể được kéo dài tuổi thọ và ngăn bệnh không bị  trở nặng, không quan trọng tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ.

4. Những đối tượng dễ mắc đái tháo đường type 2

Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn so với mức bình thường:

  • Tiền sử trong gia đình đã có người mắc tiểu đường

  • Tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ

  • Tuổi cao

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

  • Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai

  • Ít hoạt động thể thao hay các hoạt động thể chất

  • Dân tộc thiểu số

  • Thừa cân và béo phì

  • Tăng huyết áp

  • Rối loạn lipid trong máu

  • Rối loạn trong dung nạp glucose: Là tình trạng đường huyết cao hơn so với bình thường, tuy nhiên chưa phải là bệnh đái tháo đường.

tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ
Nên giữ thể trạng ở trạng thái bình thường để tránh tiểu đường

Ngoài ra, người tiểu đường có thể sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng sữa tiểu đường Gluzabet, vừa giúp cung cấp năng lượng vừa ngăn chặn biến chứng tiểu đường.

>>Sữa Gluzabet 800g chính hãng, giá tốt | Nhận ưu đãi tại đây

Lời kết

Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ của bạn. Bệnh tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào cách điều trị bệnh cũng như lối sống của người bệnh. Gluzabet chúc bạn luôn khỏe mạnh, hãy cùng đón đọc những bài viết bổ ích khác nhé!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi