Tiểu đường là gì? Cẩm nang những điều cần biết

Hiện nay, tỷ lệ người mắc tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt thường ngày và đặc biệt gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy tiểu đường là gì, có đáng sợ không?

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hoocmon insulin hoặc hoocmon này bị giảm khả năng tác động trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh hiểm nghèo khác như: suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, tim mạch vành,…

2. Có mấy loại bệnh tiểu đường?

Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 là bệnh do sự bất thường của tế bào β đảo Langerhans làm giảm tiết hormon insulin hoặc không tiết ra insulin gây nguy hiểm đến tính mạng. Phần lớn bệnh xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi) chiếm khoảng 5 – 10% tổng số người bị Đái tháo đường. Ở thể bệnh này, các triệu chứng thường xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh, vì vậy có thể nhận biết được bệnh.

Nguyên nhân: nguyên nhân của bệnh đái tháo đường loại 1 chưa được xác định rõ. Các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân gây bệnh là chủ yếu do di truyền kết hợp với tác nhân môi trường.

Bạn có nguy cơ bị bệnh cao nếu mẹ hoặc anh, chị, em của bạn bị đái tháo đường loại một.

bệnh tiểu đường là gì
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 chủ yếu do di truyền kết hợp với tác nhân môi trường

Tiểu đường type 2

Đây là thể bệnh phổ biến nhất, thường gặp ở những người trên 40 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Số ca bệnh ở thể này chiếm khoảng 90 – 95 % tổng số bệnh nhân bị đái tháo đường. Bệnh không biểu hiện triệu chứng cơ năng nên khó phát hiện.

Ngoài hai thể bệnh chính trên, thì còn một thể bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai.

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Đây là tình trạng bất thường trong quá trình trao đổi carbohydrate. Tiểu đường thai kỳ sẽ hết ngay sau khi sinh con. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các tác động xấu, ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Nguyên nhân: Ở phụ nữ mang thai, nhau thai tạo ra các kích tố để giúp duy trì thai kỳ. Những kích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, thì lượng đường tích tụ trong máu tăng lên dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ.

3. Dấu hiệu nhận biết

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh:

  • Tiểu nhiều: Nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến lượng glucose trong nước tiểu đầu cao, vượt quá ngưỡng hấp thu ở thận. Do đó, một phần glucose không được tái hấp thu ở ống lượn gần, dẫn đến hiện tượng trong nước tiểu tồn tại đường. Đồng thời, do lượng đường trong nước tiểu cao nên làm tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu. Vì vậy, nước khuếch tán vào nước tiểu và làm tăng khối lượng nước tiểu, gây tiểu nhiều. Ở trẻ em có thể bị tiểu dầm vào ban đêm do đa niệu.

Những dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh tiểu đường
Những dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh tiểu đường
  • Uống nhiều: Khi cơ thể mất nước sẽ kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát, khiến bệnh nhân uống nước liên tục.

  • Ăn nhiều: Do cơ thể không thể sử dụng đường để tạo năng lượng, nên người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói, kích thích ăn nhiều.

  • Gầy: Mặc dù ăn uống nhiều hơn so với bình thường, nhưng do cơ thể không sử dụng được glucose để tạo năng lượng, nên phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ. Cho nên, người bệnh thường gầy còm, xanh xao.

Ngoài ra, người bệnh còn có những biểu hiện như: khô miệng, buồn nôn, mờ mắt, chậm lành vết loét,… Để biết chắc chắn mình có bị bệnh hay không, bạn nên gặp bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm.

4. Biến chứng có thể xảy ra

Người mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì càng khó kiểm soát lượng đường có trong máu. Lúc này nguy cơ xảy ra các biến chứng tăng lên, chúng phát triển dần dần, nếu nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

Một số biến chứng có thể xảy ra đối với người bệnh đó là:

  • Bệnh tim mạch: Khi bị đái tháo đường, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… cao hơn so với bình thường.

  • Tổn thương thần kinh: Lượng đường dư thừa trong máu làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, nhất là ở chân. Vì vậy, người bệnh thường có cảm giác ngứa, tê hoặc đau ở đầu ngón tay hoặc ngón chân và ngày càng lan rộng ra. Nếu để kéo dài, người bệnh có thể bị mất cảm giác. Ngoài ra, khi các dây thần kinh bị tổn thương ở hệ tiêu hóa còn gây nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.

  • Tổn thương thận: Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các tổ chức của thận. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị suy thận hoặc bệnh thận đã ở giai đoạn cuối cần phải chạy thận.

  • Tổn thương mắt: Khi bị mắc bệnh này, các mạch máu của võng mạc có thể bị tổn thương và có khả năng mắc các bệnh về thị lực nghiêm trọng khác: đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp,…

  • Bệnh Alzheimer: Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao.

5. Điều trị bệnh tiểu đường

Khi phát hiện mình bị đái tháo đường, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn bị tiểu đường type 1, cơ thể không tự sản xuất insulin vì vậy bạn cần dùng chúng trong suốt quãng đời còn lại. Nếu bị tiểu đường type 2, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thường xuyên. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng thuốc uống hoặc tiêm insulin, metformin để kiểm soát lượng đường trong máu.

bệnh tiểu đường là gì

Để bệnh không tiến triển nặng hơn, người bệnh nên ăn nhiều những thực phẩm có hàm lượng đường thấp, ăn nhiều rau xanh, chia nhỏ bữa ăn. tập thể dục thường xuyên.

Khi bị bệnh tiểu đường, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm:

  • Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà,…

  • Các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas, sữa, rượu bia và đồ uống có cồn.

  • Tinh bột: cơm, bún, phở,…

Bệnh tiểu đường có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải chứng bệnh này thì nên tìm đến bác sĩ để thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời. Ngoài ra, một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, giúp phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Tuy bệnh tiểu đường có thể gây ra những thách thức, nhưng với kiến thức và sự kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học, bạn có thể sống một cuộc sống lành mạnh và kiểm soát bệnh tốt hơn. Nếu bạn đang tìm một sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh tiểu đường, Gluzabet sẵn sàng tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo các sản phẩm của Gluzabet để tìm hiểu thêm về lợi ích của chúng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả và an toàn.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi