Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Người bị tiểu đường luôn phải tuân thủ chế độ ăn khắt khe nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, điều chỉnh ổn định đường huyết. Tiểu đường không thể điều trị dứt điểm, vì vậy người bệnh phải duy trì chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt khoa học để tránh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm khác như tim mạch,… Vậy dinh dưỡng thế nào là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường.

1. Mục tiêu và nguyên tắc về dinh dưỡng dành cho người tiểu đường

1.1 Mục tiêu

Không có nguyên tắc dinh dưỡng chính xác và phù hợp cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường. Tùy theo bệnh lý, mục tiêu điều trị cũng như sở thích ăn uống thông thường mỗi người, tuy nhiên mục đích chính vẫn là để kiểm soát được ổn định chỉ số đường huyết và giảm nguy cơ xuất hiện thêm biến chứng khác.

1.2 Nguyên tắc trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường

  • Ăn uống vừa đủ, đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, không bị hạ đường huyết. Không ăn no quá và cũng không ăn ít quá để ổn định đường huyết.
  • Ăn đủ 3 bữa 1 ngày, tốt nhất nên chia nhỏ thành 4 bữa ăn tức thêm 1 bữa phụ vào tối để đảm bảo nửa đêm không bị đói, tránh hạ đường huyết. Ăn đúng giờ.
  • Bổ sung nước cho cơ thể đủ 40ml trên 1 kg cân nặng cơ thể.
  • Không nên quá kiêng, vẫn phải ăn các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng. Không nên chỉ tập trung ăn một loại thực phẩm.
Tháp dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Tháp dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

2. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường được chia thành 4 phần dựa theo nhóm thực phẩm, theo chiều từ dưới lên trên, từ nhóm thực phẩm nên ăn nhiều tới nhóm thực phẩm hạn chế ăn.

Nhóm 1: Nhóm thuộc tinh bột, ngũ cốc, khoai và các chất giàu đường bột

Đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân mà không có hoặc có ít vitamin. Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn cơm hàng ngày, ăn xôi, hay các loại gạo lứt hay khoai lang,… tùy theo nhu cầu năng lượng của mình. Tuy nhiên không nên ăn khoai tây hay bánh mì, bánh gạo,.. vì có thể gây tăng đường huyết.

Nhóm 2: Nhóm giàu chất xơ, rau củ

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn thanh đạm, trong đó không thể thiếu nhóm chất xơ từ rau xanh, hoa quả. Trong rau củ, hoa quả có nhiều vitamin, acid amin, chất khoáng giúp cung cấp đầy đủ chất cho người bệnh. Ngoài ăn rau củ luộc bình thường, người bệnh có thể ăn các món rau sống bằng cách trộn làm salad,…

Trong mướp đắng, tảo, rau muống, rau ngót, bí xanh rất tốt cho cơ thể.

Theo nghiên cứu, người mắc bệnh tiểu đường cần tiêu thụ chất xơ trung bình ít nhất 14g /1000kcal/ngày. Với nữ giới là 25g/1000kcal/ngày và với nam giới nên tiêu thụ 38g/1000kcal/ngày.

Nho xanh, việt quất, bưởi,… là những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường
Nho xanh, việt quất, bưởi,… là những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Nhóm 3: Nhóm chứa nhiều vitamin, chất đạm

Nhóm sữa, thịt cá, trứng,… giúp cung cấp chất đạm, sắt, vitamin đảm bảo dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể đầy đủ. Người bệnh tiểu đường vẫn cần cung cấp nhóm thức ăn này để không bị thiếu chất.

Với những người bị thừa cân hay béo phì chỉ nên ăn thịt nạc như thịt ức gà, không nên ăn thịt có nhiều mỡ, không ăn da gà, vịt vì chứa nhiều mỡ.

Nên bổ sung ăn các loại đạm từ thực vật tốt cho cơ thể như đậu phụ hay sữa đậu nành – pha không đường để uống.

Nhóm 4: Nhóm thực phẩm chứa dầu, mỡ, loại hạt có dầu

Nhóm thực phẩm này giúp cung cấp chất béo, tăng hấp thu vitamin. Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung nhóm này bằng cách sử dụng dầu thực vật trong chế biến thực phẩm như dầu đậu nành, dầu oliu. Hạn chế dùng mỡ động vật để chế biến thành dầu, ăn nội tạng động vật, óc hay các sản phẩm đóng hộp sẵn.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể

3. Nhóm thực phẩm hạn chế bệnh nhân tiểu đường không nên ăn

  • Thực phẩm có chứa lượng glucid trên 20%, cho phép ăn thực phẩm nhỏ hơn 5% glucid, hạn chế ăn với thực phẩm có lượng glucid từ 10-20%.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường như mứt, kẹo, bánh ngọt hay các loại nước ngọt, không nên ăn trái cây khô vì loại này có lượng glucid trên 20%.
  • Kiêng hoặc hạn chế tối đa đối với các loại đường hấp thu nhanh (mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt) trái cây khô là các loại thức ăn có trên 20% glucid.
  • Nên ăn nhạt, giảm tiêu thụ muối: Chỉ nên sử dụng lượng muối khoảng 2300mg/ngày.
  • Không nên uống bia, rượu và các đồ uống có cồn: Rượu có thể khiến người bệnh bị hạ đường huyết, đặc biệt khi bụng rỗng chưa ăn.
  • Cần đi khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra sức khỏe, kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất thường.

Bên cạnh việc chú ý tới hàng ngày, bệnh nhân mắc tiểu đường cũng cần đặc biệt chú ý chế độ luyện tập thể thao hàng ngày. Tùy vào thể trạng của mình để lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể dẻo dai khỏe mạnh, vừa tránh nguy cơ bị mắc thừa cân béo phì.

Tuân thủ chế độ và nguyên tắc theo tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường hàng ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát được bệnh cũng như hạn chế làm xuất hiện biến chứng khác.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi