Những dấu hiệu nguy cơ đột quỵ ở người tiểu đường

Khi mắc tiểu đường bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khi người mắc tiểu đường có nguy cơ đột quỵ.

Vì sao người mắc đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn?

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với người bình thường. Và họ cũng có nguy cơ cao gấp đôi có thể bị tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ não so với người không mắc đái tháo đường.

Đái tháo đường gây ra đột quỵ thế nào?

Đái tháo đường ngăn cơ thể bạn chuyển hóa thức ăn một cách hiệu quả. Cơ thể bạn sẽ không thể sản xuất đủ insulin hoặc dùng insulin không đúng cách, gây ra tăng lượng đường trong máu. Dần dần qua thời gian, mức đường huyết cao trong máu gây ra các tổn thương trên mạch máu, cuối cùng gây tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nhiều người mắc đái tháo đường cũng có các vấn đề sức khỏe khác có thể dẫn tới tăng nguy cơ bị đột quỵ não như:

● Thừa cân.

● Bệnh tim mạch.

● Tăng huyết áp.

● Tăng mỡ máu.

Nhận biết dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán đột quỵ ở người mắc đái tháo đường

1. Những triệu chứng đột quỵ có liên quan đến đái tháo đường là gì?

Các triệu chứng của đột quỵ do đái tháo đường cũng tương tự như với các cơn đột quỵ não do nguyên nhân khác:

● Rối loạn vận ngôn: nói đớ, nói lắp, khó phát âm so với bình thường,…

● Chóng mặt, các vấn đề về giữ thăng bằng hoặc bước đi khó khăn.

● Đau đầu đột ngột, dữ dội.

● Tri giác lơ mơ đột ngột.

● Đột ngột giảm hoặc mất thị lực, nhìn đôi.

● Yếu hoặc tê, mất cảm giác ở một bên cơ thể (ví dụ một bên mặt, một tay hoặc một chân).

Cơn đột quỵ não là một tình huống cấp cứu y khoa. Bạn cần liên hệ với nhân viên chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ các triệu chứng nào nghi ngờ.

2. Chẩn đoán đột quỵ như thế nào?

Nếu bạn có các triệu chứng thể hiện dấu hiệu bị đột quỵ não, chuyên gia y tế sẽ khám và đưa ra các biện pháp xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng của bạn:

● Kiểm tra liệu bạn có thể cử động cơ mặt, tay hoặc chân.

● Xác định liệu bạn đang có khả năng suy nghĩ sáng suốt bằng cách hỏi các câu hỏi đơn giản hoặc yêu cầu bạn mô tả một đồ vật hoặc một bức tranh.

● Đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như là chụp CT-scan não hoặc MRI não.

● Kết hợp các xét nghiệm khác để kiểm tra các bệnh lý đi kèm, ví dụ như điện tim, siêu âm mạch máu, siêu âm tim,…

3. Điều trị đột quỵ có liên quan đến đái tháo đường như thế nào?

Nếu cơn đột quỵ hoặc các nguy cơ đột quỵ được phát hiện sớm, những biện pháp điều trị có thể giúp ích như là:

● Các thuốc làm tan cục máu đông.

● Phẫu thuật đặt stent mạch máu giúp mở lại chỗ tắc và tăng cường dòng máu nuôi não (stent động mạch cảnh).

● Phẫu thuật lấy bỏ những mảng mỡ bám trên thành động mạch (bóc nội mạc mạch cảnh).

Nếu bạn đã bị đột quỵ và mắc phải các di chứng kéo dài của nó, quá trình phục hồi có thể gồm:

● Phục hồi vận động để tập luyện hồi phục các hoạt động quan trọng thường ngày, như là viết, thay đồ, vệ sinh cá nhân.

● Phục hồi chức năng để đạt lại được sức cơ và khả năng vận động ở tay hay chân.

● Tư vấn tâm lý nhằm giúp bạn đương đầu với những vấn đề sức khỏe tâm thần gây ra bởi cơn đột quỵ.

● Liệu pháp ngôn ngữ để học cách khôi phục lại khả năng nói, giao tiếp tốt hơn nếu đột quỵ gây ảnh hưởng khả năng vận ngôn.

Phương pháp làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người đái tháo đường

Với những người mắc đái tháo đường, những thay đổi tích cực trong lối sống và sinh hoạt có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ:

● Kiểm tra đường huyết đều đặn và tuân thủ điều trị để giữ đường huyết trong ngưỡng mục tiêu.

● Kiểm tra huyết áp thường xuyên và báo cáo các triệu chứng bất thường với nhân viên chăm sóc y tế của bạn.

● Tập thể dục đều đặn.

● Duy trì giấc ngủ đủ để đảm bảo sức khỏe và năng lượng.

● Dùng thuốc đúng liều được chỉ định.

● Theo dõi và tái khám chuyên gia y tế chuyên khoa đúng lịch.

● Hạn chế muối trong khẩu phần ăn để kiểm soát huyết áp.

● Ngưng hút thuốc lá và ngưng các chế phẩm từ thuốc lá.

● Ăn uống lành mạnh, chế độ ăn cân bằng để giảm mỡ và duy trì cân nặng hợp lý.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi