ĐỪNG CHỦ QUAN TRƯỚC NHỮNG TÁC HẠI CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường thuộc nhóm bệnh nội tiết, xảy ra do cơ thể gặp vấn đề về việc sản xuất hoặc sử dụng insulin.  Nếu không được kiểm soát tốt, tiểu đường có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây sẽ là một số tác hại của bệnh tiểu đường mà bạn nên lưu ý.

1.Tác hại đối với hệ nội tiết

Nhiễm toan ceton

Insulin được tuyến tụy sản xuất ra có nhiệm vụ chuyển hóa đường thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nếu quá trình chuyển hóa này gặp vấn đề hoặc cơ thể không còn sử dụng hiệu quả insulin thì chất béo sẽ là một nguồn năng lượng khác để thay thế cho đường. Tuy nhiên trong quá trình tạo ra năng lượng cơ thể sẽ sản sinh ra những sản phẩm phụ độc hại như ceton và acid.

Khi ceton tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ trở thành hiện tượng nhiễm toan ceton. Bệnh nhân có triệu chứng tiểu nhiều, khát nước, mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây. Nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời, tình trạng này có thể khiến người bệnh bị mất ý thức và tử vong.

Hội chứng HHS (tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường)

Hội chứng HHS thường gặp ở những người bị tiểu đường type 2. Lúc này nồng độ đường trong máu người bệnh rất cao nhưng không có dấu hiệu của nhiễm toan ceton. Biểu hiện lâm sàng sẽ là mất nước, mất ý thức và thường xảy ra ở những bệnh nhân không kiểm soát tốt tiểu đường hoặc không được chẩn đoán phát hiện bệnh. Hậu quả khi bị HHS đó là đau tim, nhiễm trùng hoặc đột quỵ.

Cả nhiễm toan ceton và hội chứng HHS đều là những biến chứng cấp tính đặc biệt nguy hiểm và nghiêm trọng nhất của đái tháo đường. Do đó người bệnh khi gặp phải các biến chứng này cần được khẩn trương cấp cứu và xử trí kịp thời, nếu không nguy cơ tử vong là rất lớn.

2. Tác hại của bệnh tiểu đường đối với hệ bài tiết

Đái tháo đường có thể gây ra các tổn thương ở thận, ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng loại bỏ chất thải trong cơ thể. Một dấu hiệu điển hình cho thấy thận đang gặp vấn đề đó là hàm lượng protein tăng cao trong nước tiểu. Thường thì ở giai đoạn đầu biến chứng ở thận sẽ không được phát hiện sớm do ít bộc lộ các biểu hiện lâm sàng. Những bệnh nhân bị tiểu đường nên kiểm tra thận định kỳ bởi vì tiểu đường có thể khiến thận gặp phải những tổn thương không thể phục hồi, dần dần dẫn đến suy thận.

3. Tác hại của bệnh tiểu đường đối với hệ tiêu hóa

Đường huyết cao làm giảm khả năng co bóp và tiêu hóa của dạ dày (liệt dạ dày). Ngược lại, khi tình trạng liệt dạ dày xảy ra sẽ khiến thức ăn bị ứ đọng lại trong hệ tiêu hóa, càng khiến nồng độ đường huyết gia tăng. Biểu hiện của biến chứng liệt dạ dày thường là buồn nôn, đầy hơi, nôn mửa, ợ nóng,… khá giống với chứng trào ngược dạ dày thực quản.

4. Tác hại của bệnh Tiểu đường đối với hệ tuần hoàn

Tình trạng xơ vữa động mạch

Tỷ lệ đường trong máu tăng cao sẽ là yếu hình thành chất béo tích tụ trên thành mạch máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới chứng xơ vữa động mạch, từ đó gây huyết áp cao và các vấn đề khác về tim mạch.

Biến chứng bàn chân

Khi tuần hoàn máu kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu cho các bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm các chi là tay và chân. Bệnh nhân tiểu đường thường gặp các vấn đề như đau cách hồi ở bắp chân khi đi bộ, mất cảm giác ở bàn chân bắt nguồn từ các biến chứng về thần kinh do tiểu đường gây ra.

Bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được nhiệt hay cảm giác đau ở bàn chân. Vì vậy nếu gặp chấn thương, vết cắt, côn trùng cắn, nhiễm trùng… ở khu vực này mà không quan sát bằng mắt thường thì người bệnh sẽ khó phát hiện ra. Theo thời gian nhiễm trùng ở bàn chân lan rộng, kết hợp với tính chất vết thương khó lành do tiểu đường nên ngay cả khi được điều trị thì bệnh nhân bị biến chứng bàn chân vẫn có thể phải cắt cụt chi để bảo toàn cấu trúc cho những bộ phận khác của cơ thể. Do đó những bệnh nhân tiểu đường nên chú ý chăm sóc thân thể, kịp thời phát hiện ra các vết thương, tình trạng nhiễm trùng để có biện pháp xử trí đúng cách.

5. Tác hại của bệnh tiểu đường đối với hệ da bì

Những bệnh nhân tiểu đường còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng khác về da như da khô, nhiễm trùng da, dễ bị mụn nhọt và viêm nang lông, nhiễm trùng móng tay,… Các loại nấm và vi khuẩn bệnh nhân dễ nhiễm phải nhất là tụ cầu khuẩn (Staphylococcus), nấm men, nấm Candida,… Vi khuẩn thường phát triển ở các kẽ ngón tay, ngón chân, nách, háng, miệng,… gây ngứa ngáy, mẩn đỏ và phồng rộp vùng da tại đây.

Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bị nổi xanthoma (mảng nâu trên da), làm xuất hiện các nốt mụn vàng cứng, xung quanh chúng là một quầng đỏ. Đây chính là hệ quả của bệnh tiểu đường không kiểm soát và nếu đường huyết ổn định trở lại sẽ khiến các mảng nâu này bị biến mất.

 

6. Tiểu đường tác động đến hệ thần kinh trung ương

Đường huyết tăng cũng sẽ khiến các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Bệnh nhân mất đi nhận thức về cảm giác nóng lạnh, đau đớn, bằng chứng là biến chứng bàn chân cũng một phần bị ảnh hưởng bởi rối loạn cảm giác ở hệ thần kinh trung ương. Ngoài nguy cơ này, bệnh võng mạc tiểu đường cũng là một hậu quả khác do tiểu đường gây ra. Tình trạng này có thể gây suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thậm chí mù lòa.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Khó thở ở người đái tháo đường
Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng viêm phổi là gì?
Bệnh hô hấp là gì?
Hạ đường huyết nên ăn gì ?
Hội Nghị Tri Ân Đại Lý Gluzabet – “Hành Trình Rực Rỡ, Khai Mở Tương Lai”
 GLUZABET – sứ mệnh tiểu đường, chia sẻ yêu thương
Chương trình từ thiện lan tỏa yêu thương cùng Gluzabet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tư vấn

    Đăng ký dùng thử miễn phí

      G

      Đăng ký nhận Ưu Đãi