Hiện nay, bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Chính vì vậy, không phải ai cũng biết mình mắc bệnh vì các dấu hiệu bị bệnh tiểu đường đều là các hiện tượng phổ biến đời thường. Vậy dấu hiệu bị bệnh tiểu đường là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Gluzabet nhé!
Mục lục
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường, là một bệnh chuyển hóa mãn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể người bệnh mất khả năng sử dụng hoặc sản xuất đúng cách hormone insulin, dẫn đến đường trong máu không được tiêu thụ, lâu dần tích tụ lại trong máu gây biến chứng nguy hiểm.
Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Bệnh tiểu đường trở nặng khiến người bệnh có thể sẽ phải đối mắt với những biến chứng nguy hiểm như mắc các bệnh về mắt, thận, thần kinh và tim mạch. Xác định nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là bước cần thiết để lựa chọn phương pháp điều trị và chăm sóc hiệu quả nhất.
Có hai loại bệnh tiểu đường chính: bệnh tiểu đường loại 1 (thiếu insulin do tuyến tụy của cơ thể không còn sản xuất được insulin) và bệnh tiểu đường loại 2 (cơ thể kháng insulin), ngoài ra còn có bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy dấu hiệu bị bệnh tiểu đường là gì?
Dấu hiệu bị bệnh tiểu đường
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết vì không rõ ràng và những dấu hiệu này lại rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý tới bản thân và biết cách kiểm soát tốt sức khỏe của mình thì phát hiện ra bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể gặp nhiều bệnh như suy thận, ảnh hưởng đến tim mạch,.. Vì vậy việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường thông qua các dấu hiệu bị bệnh tiểu đường
Thường xuyên cảm thấy khát nước và uống nhiều nước
Triệu chứng đầu tiên trong dấu hiệu bị bệnh tiểu đường là người bệnh cảm thấy khát hơn bình thường, tuy nhiên bạn cần phân biệt rõ việc bạn khát nước với việc bạn uống nhiều nước do cơ thể bạn bị mất nước.
Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng
Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn lúc bình thường, hãy chú ý tình trạng này có thường xuyên xảy ra không. Đây là một trong những dấu hiệu bị bệnh tiểu đường ít được chú ý.
Sức khỏe giảm sút
Dấu hiệu bị bệnh tiểu đường tiếp theo là trong giai đoạn bị bệnh tiểu đường, lượng glucose vẫn đọng lại trong máu nhưng do thiếu insulin nên không được chuyển hóa thành năng lượng để đi nuôi cơ thể. Trong trường hợp này, Glucose bị đào thải qua nước tiểu, dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng, làm sức khỏe giảm sút, mệt mỏi quá độ, suy nhược cả thân thể và thần kinh.
Sụt cân nhanh chóng
Lượng glucose trong máu của người bệnh tiểu đường không ngừng tăng cao nên không thể dùng để chuyển hóa năng lượng, chất béo dự trữ trở thành nguồn thay thế để tạo năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến cân nặng người bệnh giảm đột ngột không rõ nguyên nhân, mặc dù bệnh nhân ăn nhiều, uống nhiều.
Vết thâm nám xuất hiện thường xuyên
Bệnh tiểu đường đồng nghĩa với sức khỏe làn da bị tổn hại, da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm đen ở một số vùng, đặc biệt là những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp trên da.
Thị lực giảm sút
Đối với người bệnh tiểu đường thì tầm nhìn của thị lực không còn rõ ràng như xưa, hình ảnh bị mờ, nhòe. Người bị tiểu đường cần đi khám mắt và kiểm tra lượng đường trong máu để xem liệu bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến các mạch máu trong võng mạc hay không.
Trên đây là 6 dấu hiệu bị bệnh tiểu đường phổ biến, nếu bạn thấy bản thân có nhiều hơn 2 dấu hiệu trên thì nên đi khám sớm để kiểm soát ngay tình trạng bệnh, hạn chế diễn biến xấu hơn.
Một số lưu ý cho người bệnh tiểu đường
Sau khi tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh tiểu đường, không chỉ người tiểu đường mà cả người có dấu hiệu đều cần lưu ý một số điều sau:
- Không bỏ bữa để giảm calo: Đừng bỏ bữa để giảm lượng calo, vì bỏ bữa thường dẫn đến ăn vặt và ăn quá nhiều vào bữa sau. Vì vậy, bạn phải duy trì tần suất và thời gian của các bữa ăn.
- Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ: Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, chất xơ giúp chúng ta cảm giác no lâu và không thèm ăn vặt.
- Hạn chế uống đồ uống có cồn, rượu: Uống nhiều đồ có cồn có thể làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, do đó làm tăng lượng đường trong máu.
- Không nên sử dụng thực phẩm dầu mỡ: Người tiểu đường không nên sử dụng sản phẩm có dầu mỡ vì dầu mỡ sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao
- Thường xuyên tập luyện thể thao: Không cần luyện tập mạnh nhưng cần thường xuyên đi lại, tránh ngồi một chỗ quá lâu.
>>Chế độ tập luyện cho người tiểu đường khoa học, dễ thực hiện