Tiểu đường là một bệnh dễ bắt gặp ở mọi lứa tuổi, tuy ban đầu không nguy hiểm nhưng lâu dần nếu không chữa trị kịp sẽ gây ra nhiều biến chứng. Chính vì vậy, nắm được cách nhận biết bị tiểu đường để có những biện pháp phòng tránh hợp lý cũng như bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Mục lục
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một loại bệnh lý dễ bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate gây tăng lượng đường huyết. Nếu phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể giữ được lượng đường trong máu bình thường và không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu bệnh để trong thời gian dài có thể làm suy giảm sức khỏe và gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau.
Những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường chủ yếu là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định, có thể tăng hoặc giảm một cách bất thường. Điều này xảy ra do người bệnh có chế độ ăn uống không điều độ, hoặc các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không được cân bằng khiến cho lượng đường không ổn định, gây nên bệnh tiểu đường. Lười tập thể dục hoặc vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
Những cách nhận biết bị tiểu đường
Dựa vào những đặc điểm cũng như dấu hiệu hiệu của tình trạng mà tiểu đường được chia thành hai loại là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Tùy vào phân loại mà cách nhận biết bị tiểu đường sẽ khác nhau.
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được xem là giai đoạn đầu vì các triệu chứng khá nhẹ. Tuy nhiên, người bị nghi mắc tiểu đường tuýp 1 cần theo dõi thường xuyên bởi những những triệu chứng này diễn biến rất nhanh, thời gian có thể từ vài ngày đến vài tuần. Cách nhận biết bị tiểu đường tuýp 1 có thể kể đến như:
- Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác khô miệng và muốn uống nước. Khi nạp nhiều nước vào cơ thể thì tình trạng đi tiểu thường xuyên sẽ xuất hiện. Điều này kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận và nếu cơ thể bị mất nước thường xuyên sẽ khiến da khô và xuất hiện những bệnh lý về da.
- Đói và mệt: Đây là một trong những cách nhận biết bị tiểu đường thường không được xem trọng. Khi cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa và hấp thụ glucose thì glucose không thể đi vào cơ thể. Từ đó gây thiếu hụt chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho thể hoạt động. Điều này sẽ khiến cơ thể người bệnh có cảm giác đói và mệt thường xuyên.
- Sụt cân liên tục: khi người bệnh đi ngoài nhiều khiến cho cơ thể bị thiếu dưỡng chất, tình trạng này xảy ra trong thời gian dài gây sụt cân.
>>Xem thêm: Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Biến chứng & cách phòng ngừa
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Khác với tiểu đường tuýp 1 thì cách nhận biết bị tiểu đường tuýp 2 sẽ khó hơn nhiều. Tiểu đường tuýp 2 có nhiều biểu hiện bệnh ở trong cơ thể và ít biểu hiện ra bên ngoài. Nếu có nghi ngờ bị tiểu đường thì người bệnh cần làm xét nghiệm để xác định rõ ràng tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 2 cũng có một vài biểu hiện bên ngoài. Cách nhận biết bị tiểu đường tuýp 2 bên ngoài cơ thể có thể kể đến một số dấu hiệu như sau:
- Vết thương khó lành: Thông thường những vết thương hoặc vết cắt sẽ mất từ 2 đến 3 ngày để bắt đầu liền lại. Tuy nhiên đối với những người bị nghi mắc bệnh tiểu đường thì thời gian này sẽ lâu hơn hoặc có thể khó lành, lâu dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Nguyên nhân được giải thích là do lượng đường lưu thông trong máu cao khiến thần kinh bị tổn thương dẫn đến vết thương sẽ khó lành hơn bình thường.
- Nhiễm trùng nấm men: Đây là cách nhận biết bị tiểu đường được biểu hiện ở trên da, đặc biệt là những vùng da có nếp gấp. Các vùng da dễ bị nhiễm trùng như nếp gấp giữa các ngón tay, ngón chân, dưới ngực, nách,…
>>Xem thêm: Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Những lưu ý cho người tiểu đường
Cách phòng bệnh tiểu đường
Sau khi biết được cách nhận biết bị tiểu đường, chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Người bệnh có thể giảm được nguy cơ phát triển bệnh bằng cách đổi thói quen ăn uống từ ăn nhiều tinh bột và dầu mỡ sang chế độ ăn nhiều rau xanh. Đồng thời cũng nên duy trì chế độ tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Người có những dấu hiệu bị tiểu đường, hoặc tiểu đường cần thực hiện xét nghiệm và tiến hành theo dõi những triệu chứng của cơ thể để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Tiểu đường là một bệnh lý không có quá nhiều nguy hiểm nhưng biến chứng của nó sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chức năng của các bộ phận thân thể khác. Cách nhận biết bị tiểu đường khá đơn giản, chủ yếu dựa vào những biểu hiện bên ngoài của cơ thể để suy đoán. Nếu bạn có nhiều hơn 1 triệu chứng, hãy chú ý sức khỏe và đi khám sớm nhất để bảo vệ bản thân.
>>13 BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG NGUY HIỂM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ