Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không? Tiểu đường là căn bệnh thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó người trung niên và cao tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất tại nước ta. Tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Để phát hiện tiểu đường kịp thời và kiểm soát bệnh, xét nghiệm đường máu là việc rất cần được tiến hành. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về kỹ thuật thăm khám này chưa?
Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?
Xét nghiệm máu khi tiểu đường không còn xa lạ với nhiều người, nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm máu khi tiểu đường hay còn gọi là xét nghiệm đường máu chính là việc định lượng lượng Glucose có trong máu. Và Glucose là năng lượng chính trong cơ thể con người.
Tiến hành xét nghiệm đường trong máu với mục đích phát hiện và theo dõi bệnh tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Chúng ta có thể tạm hiểu, tiểu đường là tình trạng khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ insulin không ở mức bình thường hoặc giảm sự nhạy cảm với insulin ở mô đích. Từ đó dẫn đến sự thay đổi của nồng độ đường trong máu và gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Xét nghiệm đường máu là xét nghiệm quan trọng nhằm mục đích phát hiện và theo dõi tiểu đường. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có tiến hành xét nghiệm nhưng không cho kết quả chính xác vì những lý do khác nhau. Để tránh tình trạng trên, khi có nhu cầu xét nghiệm người bệnh hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín.
Có những loại xét nghiệm đường máu nào?
Xét nghiệm đường máu là phương pháp chính xác để phát hiện và kiểm soát bệnh tiểu đường. Xét nghiệm đường trong máu chia thành nhiều loại. Cụ thể hơn:
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đây là xét nghiệm được tiến hành sau khi nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng, bệnh nhân không ăn uống gì, ngoại trừ nước lọc. Xét nghiệm đường trong máu lúc đói là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường.
- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Giống với tên xét nghiệm bạn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày. Xét nghiệm không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn và có thể tiến hành nhiều lần trong ngày. Trong trường hợp nồng độ đường trong ngày không ổn định thì cần được kiểm tra và thăm khám kỹ càng hơn.
- Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống: Đây là xét nghiệm tiểu đường và rối loạn dung nạp đường huyết. Mẫu máu được lấy sau khi uống chất lỏng có chứa đường. Xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống thường được áp dụng chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
- Xét nghiệm HbA1c máu: Xét nghiệm nhằm mục đích đo lượng đường ở dạng kết hợp với hồng cầu trong máu. Về thực chất xét nghiệm HbA1c máu có thể sử dụng để chẩn đoán tiểu đường. Bên cạnh đó, lượng HbA1c còn có th dùng để đánh giá nồng độ đường trung bình trong máu trong thời gian dài, cho biết người bị tiểu đường có đang kiểm soát bệnh tốt hay không. Và chúng còn được gọi là đường huyết ước đoán.
Các bước chuẩn bị để làm xét nghiệm đường huyết
Tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm mà người bệnh cần chuẩn bị trước một số vấn đề. Cụ thể hơn:
-
Nếu làm xét nghiệm đường huyết đói không được ăn hoặc uống trong 8 tiếng trước khi xét nghiệm. Nếu quá khát bạn có thể uống nước lọc. Đó chính là lý do bạn nên thực hiện loại xét nghiệm này vào buổi sáng. Hoặc gọi điện đến bệnh viện để đặt lịch cụ thể và chính xác để xét nghiệm.
-
Đối với xét nghiệm lượng đường trong máu bất kỳ, người bệnh có thể ăn uống.
-
Stress nghiêm trọng là lý do làm cho lượng đường trong máu tăng tạm thời. Thế nên, người bệnh cần chú ý luôn giữ cho tình thần thoải mái vui vẻ để kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
Song song với đó, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Bao gồm: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược,… Vì trên thực tế có nhiều loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đường máu. Ví dụ:
-
Steroids
-
Thuốc viên tranh thai
-
Liệu pháp hormone
-
Thuốc chống loạn thần kinh không điển hình
-
Lithium
-
Epinephrine
-
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
-
Thuốc ức chế imao
-
Phenytoin
-
Những thuốc nhóm sulfonylurea.
Mọi thông tin về tiểu đường đều được cập nhật mỗi ngày tại website: http://gluzabet.com.vn
>>Vì sao nên khám bàn chân đái tháo đường thường xuyên?
>>Đái tháo đường có di truyền không? – Giải đáp từ chuyên gia