Khoai lang là thực phẩm quen thuộc của biết bao thế hệ, dễ chế biến. Vậy thì bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Nếu có thể ăn thì ăn như thế nào cho đúng và lượng ăn như thế nào để phù hợp với sức khoẻ người tiểu đường? Hãy cùng Gluzabet tìm hiểu về chủ đề ngày hôm nay nhé!
Mục lục
1. Thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang
Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas, gồm nhiều giống được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Nhìn chung, loại củ này có lượng chất xơ và chất dinh dưỡng cao hơn so với khoai tây trắng, hương vị cũng thơm ngon hơn nên được nhiều người yêu thích.
Thành phần dinh dưỡng trung bình trong 100g khoai lang bao gồm:
-
Năng lượng: 119 kcal.
-
Protein: 0.8 gram.
-
Lipid: 0.2 gram
-
Chất xơ: 1.3 gram.
-
Vitamin A, B, C,…
-
Chất khoáng: Kali, Mangan, Đồng, Niacin,…
-
Glucid: 28.5 gram.
Như vậy, khoai lang là thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, trong đó chủ yếu là Glucid (Carbonhydrat) và chất xơ. Trong đó, thành phần tinh bột trong khoai lang được chia thành 3 nhóm:
-
Tinh bột hấp thụ nhanh chiếm 80%: tinh bột này khi được đưa vào cơ thể sẽ nhanh chóng bị phá vỡ nên cơ thể có thể hấp thu nhanh chóng, làm tăng chỉ số đường huyết.
-
Tinh bột hấp thụ chậm chiếm 9%: loại tinh bột này khi đưa vào cơ thể sẽ bị phá vỡ chậm hơn, do vậy sẽ giúp đường huyết tăng từ từ.
-
Kháng tinh bột chiếm 11%: loại này cơ thể không tiêu hóa được mà hoạt động giống như chất xơ, có tác dụng nuôi dưỡng vi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa,…
Trong 1 số giống khoai lang màu tím hoặc màu cam, lượng chất chống oxy hóa dồi dào hơn có tác dụng bảo vệ tế bào cơ thể chống lại gốc tự do gây hại. Do đó, sử dụng khoai lang thường xuyên được cho là có tác dụng ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch và lão hóa, tăng cường sức khỏe chung.
2. Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?
Bệnh nhân mắc tiểu đường nên có chế độ ăn nghiêm ngặt cả về loại thực phẩm và lượng dùng mỗi bữa, đảm bảo duy trì đường huyết ổn định và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Khoai lang là thực phẩm chứa lượng tinh bột khá lớn cùng với chất xơ và Vitamin nên khiến nhiều người cho rằng người tiểu đường không nên ăn khoai lang.
2.1 Nhận định từ chuyên gia dinh dưỡng
Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết, người tiểu đường không nên ăn khoai tây trắng do lượng tinh bột lớn nhưng có thể dùng khoai lang là lựa chọn thay thế tốt. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao hơn, khoai lang còn chứa nhiều chất xơ hơn và có nhiều đặc tính làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
2.2 Một số lưu ý khi sử dụng khoai lang
Tuy vậy, để đạt được lợi ích tốt nhất từ khoai lang thì người bệnh cần ăn đúng trong chừng mực, kiểm soát lượng tiêu thụ mỗi bữa. Cụ thể như sau:
-
Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 1/2 củ khoai lang có kích cỡ trung bình mỗi bữa, tương đương với khoảng 16g tinh bột.
-
Phương pháp được các chuyên gia khuyến khích là chế biến khoai lang bằng cách luộc, nên hạn chế nướng hay chiên xào.
-
Khi ăn khoai lang, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm chứa tinh bột khác để tránh hấp thu cùng lúc quá nhiều tinh bột làm tăng đường huyết nhanh. Ngoài ra, khi ăn khoai lang cần kết hợp ăn thêm rau xanh để làm chậm quá trình hấp thu và chuyển hóa thành đường.
-
Lựa chọn loại khoai lang phù hợp: Thực tế khoai lang có nhiều giống và mỗi giống lại có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, dưới đây là 3 loại khoai lang tốt cho người bệnh tiểu đường có thể sử dụng trong bữa ăn.
Ngoài ra bạn còn có thể chế biến những món ăn bắt mắt và dinh dưỡng như:
3. Loại khoai lang nào phù hợp với người tiểu đường?
3.1 Khoai lang vàng
Khoai lang vàng là loại khoai lang phổ biến với lớp vỏ màu nâu đỏ sẫm ở bên ngoài và màu vàng cam ở bên trong. Nếu so sánh với khoai tây, khoai lang vàng có hàm lượng chất xơ cao hơn. Đây cũng là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Do đó, khoai lang vàng được xem là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường!
3.2 Khoai lang tím
Khoai lang tím từ xưa đã được truyền tai nhau rằng có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư, giá trị dinh dưỡng từ khoai lang tím tương đương như khoai lang vàng. Khoai lang tím có màu tím ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Khoai lang tím có chỉ số đường huyết thậm chí còn thấp hơn khoai lang cam, nhưng hàm lượng chất xơ không bằng khoai lang tím. Đặc biệt, ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, khoai lang tím chứa anthocyanins, một hợp chất polyphenolic có thể ngăn ngừa nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường type 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin.
4. Kết luận
Với chủ đề Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? chắc hẳn đến đây bạn đọc đã tìm ra được đáp án cho mình cũng như người mắc bệnh tiểu đường rồi! Và đối với người tiểu đường thì khoai lang luôn là một lựa chọn tuyệt vời bởi trong khoai lang giàu vitamin, chất khoáng, chất xơ và chất oxi hoá. Người bệnh cũng nên chú ý tới khẩu phần khi ăn khoai lang được chia một cách hợp lý, bởi riêng bệnh nhân tiểu đường cái gì nhiều quá cũng không tốt, khoai lang cũng không là trường hợp ngoại lệ!