Vì sao nên khám bàn chân đái tháo đường thường xuyên? Khám bàn chân tiểu đường được xem là một bước quan trọng, giúp những người mắc đái tháo đường ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe bàn chân. Điều này cũng giúp hạn chế được các biến chứng bàn chân tiểu đường có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí bao gồm cả tính mạng của người bệnh.
Mục lục
Các dấu hiệu bạn nên khám bàn chân
Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường nên khám bàn chân mỗi lần một năm, những người khác thì nên đi khám bàn chân khi có những dấu hiệu như sau:
- Tê
- Ngứa ran
- Đau đớn
- Sưng tấy
- Cảm giác bỏng rát
- Đau và cảm thấy khó khăn khi đi lại.
Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng của biến chứng bàn chân tiểu đường sau đây:
- Các vết cắt, phồng rộp hoặc vết thương khác ở chân không lành sau vài ngày
- Vết thương ở chân có cảm giác ấm nóng khi chạm vào
- Đỏ xung quanh vết thương ở chân
- Vết chai có máu khô ở bên trong
- Vết thương ở chân có màu đen và nặng mùi. Đó có thể là dấu hiệu của chứng hoại thư, gây ra chết mô. Nếu không được điều trị kịp thời, chứng hoại thư có thể dẫn đến nguy cơ cắt cụt bàn chân và thậm chí là tử vong.
Cách khám bàn chân đái tháo đường
các chuyên gia khuyến nghị bạn nên đi khám bàn chân tiểu đường thường xuyên, kết hợp chăm sóc tại nhà nhằm giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Sờ nắn để đánh giá
– Thay đổi hoặc khác biệt về nhiệt độ
– Đau
Kiểm tra mạch đập
– Mạch mu bàn chân (Dorsalis pedis)
– Mạch chày sau (Posterior tibial) (1-2cm dưới và sau mắt cá trong)
– Động mạch khoeo chân (gập gối 30 độ, ấn mạnh bằng 2 ngón cái ở mặt trước, và bằng bốn ngón tay của cả hai bàn tay ở mặt sau trên động mạch khoeo dưới gối)
– Mạch đùi (điểm giữa gai chậu trước trên và xương mu)
Kiểm tra cảm giác
– Xúc giác (bằng bông gòn, monofilament)
– Đau (bằng kim)
– Cảm giác sâu (bóp cơ cẳng chân hoặc đè mạnh lên móng ngón chân cái)
– Nhiệt độ (ống nghiệm chứa nước nóng và lạnh)
– Vị trí của khớp/Cảm nhận của cơ thể (proprioception)
– Rung (dùng âm thoa để trên các ụ xương)
Kiểm tra hệ vận động
– Trương lực (xoay bàn chân, xoay cẳng chân, gập và duỗi gối)
– Sức cơ: Bệnh nhân thực hiện tất cả các cử động chống lại sự đề kháng của thầy thuốc như:
+ Gập, duỗi, xoay ngoài, xoay trong khớp háng,
+ Gập duỗi gối
+ Gập, duỗi, xoay ngoài, xoay trong bàn chân
+ Gập, duỗi các ngón chân
– Kiểm tra các phản xạ: gối, cổ chân và bàn chân.
Lời khuyên về chăm sóc và phòng ngừa bàn chân đái tháo đường
Chăm sóc bàn chân đúng cách có thể ngăn ngừa tiểu đường biến chứng bàn chân điều trị bệnh trước khi chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số lời khuyên để chăm sóc chân tốt hơn:
- Chăm sóc bản thân và bệnh tiểu đường. Làm theo lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng, tập thể dục và thuốc.
- Thường xuyên theo dõi lượng đường huyết. Giữ mức đường trong máu của bạn trong phạm vi theo chỉ định của bác sĩ.
- Rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày với xà phòng nhẹ. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay của bạn vì tổn thương thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn tay. Không ngâm chân. Lau khô chân, đặc biệt các kẽ ngón chân.
- Nếu da trên bàn chân bị khô, hãy giữ ẩm bằng cách thoa kem dưỡng da sau khi bạn rửa và lau khô chân. Không thoa kem dưỡng da giữa các ngón chân. Bác sĩ sẽ cho bạn biết biết loại kem dưỡng da nào là tốt và phù hợp.
- Nhẹ nhàng làm mềm vết chai bằng một tấm đá nhám hoặc đá bọt sau khi tắm.
- Kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày để xem vết loét, mụn nước, đỏ, vết chai hoặc bất kỳ vấn đề nào khác. Nếu bạn có lưu lượng máu kém cần phải kiểm tra bàn chân hàng ngày.
- Kiểm tra móng chân một lần một tuần. Cắt móng chân với một cái bấm móng tay thẳng. Không làm tròn các góc của móng chân hoặc không cắt xuống hai bên móng. Sau khi cắt, làm mịn móng chân bằng giũa móng.
- Luôn mang giày kín và đi dép trong nhà. Không đi dép quai hậu hoặc chân trần trong và ngoài nhà.
- Luôn mang tất. Mang vớ hoặc tất vừa vặn với bàn chân và có độ đàn hồi co dãn.
- Mang giày đúng cỡ. Luôn kiểm tra bên trong giày để đảm bảo rằng không có vật lạ nào có bên trong và gây tổn thương chân.
- Bảo vệ bàn chân khỏi nóng và lạnh. Mang giày ở bãi biển hoặc trên vỉa hè nóng. Mang vớ vào ban đêm nếu chân bạn bị lạnh.
- Đảm bảo máu chảy đến chân. Khi ngồi trên ghế, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên di chuyển ngón chân và mắt cá chân nhiều lần trong ngày và không ngồi bắt chéo chân trong một thời gian dài.
- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá có thể làm cho vấn đề vể lưu lượng máu trở nên tồi tệ hơn.
- Nếu bạn có vấn đề về chân trở nên tồi tệ hơn hoặc không lành, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn.
- Hãy chắc chắn rằng bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh tiểu đường kiểm tra bàn chân của bạn trong mỗi lần khám.
Việc kiểm tra bàn chân là điều cần thiết, bởi bàn chân là nơi chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể.
Điều quan trọng là phải theo dõi bạn chân của bạn mỗi ngày và báo cáo bất kỳ sự thay đổi nào cho bác sĩ biết ngay lập tức để làm giảm mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra của tình trạng này.
Rất mong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp ích cho bạn đọc, mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua website Sữa Gluzabet http://gluzabet.com.vn
>>5 lời khuyên về lối sống để tránh biến chứng tiểu đường
>>Các biến chứng bệnh tiểu đường cực nguy hiểm bạn cần biết!