Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng mà nhiều người hiện nay đang phải đối mặt. Đây là giai đoạn trước khi phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2, và nếu không được quản lý đúng cách, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp là rất quan trọng để hạn chế tối đa nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường thực sự. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tiền tiểu đường, các loại thực phẩm nên và không nên ăn, cũng như những biện pháp hỗ trợ khác để kiểm soát tình trạng này.
Mục lục
Tại sao chế độ dinh dưỡng lại quan trọng với người mắc tiền tiểu đường?
Đối với người mắc tiền đái tháo đường, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và các nguy cơ liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp, mỡ máu cao. Bởi một chế độ ăn không phù hợp có thể dẫn đến việc thừa calo hoặc chất béo, từ đó, khiến lượng đường trong máu tăng “đột biến”. Nếu không được kiểm soát, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thần kinh, thận và tim.
Ngoài ra, với người mắc tiền đái tháo đường, việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng còn góp phần duy trì cân nặng ổn định hoặc giảm cân trong trường hợp thừa cân. Nhờ đó, người mắc đái tháo đường có thể dễ dàng kiểm soát đường huyết cũng như nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Tiền đái tháo đường nên ăn gì cho phù hợp?
Chế độ ăn uống lành mạnh
Khi người bệnh bị tiền đái tháo đường, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp là rất quan trọng. Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên – Bác sĩ Thận – Nội tiết tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, bệnh nhân tiền đái tháo đường nên tập trung vào chế độ ăn với nhiều rau củ, hạt chưa qua chế biến và thực phẩm chứa chất béo tốt ít ảnh hưởng đến thành mạch.
Rau củ và trái cây
Rau củ và trái cây là nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, và cà rốt là lựa chọn tuyệt vời. Trái cây như táo, lê, và dâu tây cũng rất tốt, nhưng cần chú ý đến khẩu phần để tránh tiêu thụ quá nhiều đường.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như gạo nứt, yến mạch và quinoa chứa nhiều carbohydrate phức tạp và chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chúng hấp thụ vào cơ thể chậm hơn, ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu.
Protein nạc
Thịt nạc như thịt gà, cá, và đậu phụ là nguồn protein tốt cho người bị tiền đái tháo đường. Chúng giúp duy trì cảm giác no lâu và hỗ trợ quá trình chuyển hóa.
Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh như dầu ô liu, quả bơ và các loại hạt cũng nên được đưa vào chế độ ăn uống. Những chất béo này không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Uống đủ nước
Uống nước là một cách tuyệt vời khác giúp đẩy lùi tiền đái tháo đường. Nước giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và là một chất thay thế lành mạnh cho nước ngọt và nước ép trái cây chứa nhiều đường. Bổ sung nước cho cơ thể sẽ giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường.
Người bị tiền đái tháo đường nên tránh thức ăn gì?
Carbohydrate đơn giản
Người bị tiền đái tháo đường cần tránh hoặc hạn chế ăn các loại carbohydrate đơn giản, hấp thụ nhanh khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Những thực phẩm này bao gồm bánh kẹo ngọt, sữa chua có đường, mật ong, và nước trái cây.
Các loại trái cây có chỉ số đường huyết cao
Một số loại trái cây như dưa hấu và nho có chỉ số đường huyết cao và nên được hạn chế. Thay vào đó, hãy chọn những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp hơn như táo hay lê.
Carbohydrate tinh chế
Carbohydrate tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng, pizza, ngũ cốc ăn sáng và bánh ngọt cũng nên được hạn chế. Những thực phẩm này dễ dàng hấp thụ và có thể gây ra sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, muối và chất béo không lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này sẽ giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu và giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường.
Lời khuyên về chế độ ăn cho người tiền tiểu đường
Để xây dựng một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh, người mắc tiền đái tháo đường có thể thực hiện theo một số lời khuyên sau:
1. Thực hiện phương pháp chia dĩa thức ăn để tạo các bữa ăn cân bằng mà không cần tính toán hay đo lường. Với phương pháp này, 1 dĩa thức ăn sẽ gồm 50% các loại rau củ không chứa tinh bột như cà rốt, rau bina, 25% các loại thực phẩm chứa thành phần là protein như cá, thịt heo, thịt gà và 25% các loại thực phẩm chứa tinh bột như cơm, bún. Cùng với đó là 1 khẩu phần nhỏ các thực phẩm chứa chất béo tốt như quả bơ, các loại quả hạch, 1 ly nước hoặc trà, cà phê không đường và 1 phần trái cây .
2. Ăn uống đều đặn, lưu ý đến giờ giấc bữa ăn, tránh bỏ bữa. Chia mỗi ngày ra thành 3 bữa ăn chính, hạn chế ăn bữa phụ hay ăn vặt. Bắt đầu ngày mới với 1 bữa sáng giàu dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cũng như ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, cố gắng giữ khẩu phầu ở mỗi bữa tương đương nhau.
3. Cân nhắc sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người mắc đái tháo đường thay thế hoàn toàn bữa chính hoặc có thể dùng như bữa ăn phụ, khi cảm thấy đói cách 2 giờ so với bữa chính. Những sản phẩm này được thiết kế khoa học với dinh dưỡng cân đối và đầy đủ cùng năng lượng chuẩn giúp cân bằng tỷ lệ protein, chất béo, bột đường, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra, các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người mắc đái tháo đường còn có hệ bột đường tiên tiến giúp kiểm soát tốt đường huyết và đã được chứng minh lâm sàng hỗ trợ ổn định đường huyết khi sử dụng lâu dài.
4. Duy trì chế độ vận động hợp lý, ít nhất 150 phút mỗi tuần kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng. Trong trường hợp được yêu cầu dùng thuốc, cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn [4].
Với người mắc tiền tiểu đường, một chế độ dinh dưỡng cân bằng có thể mang đến nhiều lợi ích trong việc kiểm soát đường huyết, cân nặng và các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch. Để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người mắc tiền đái tháo đường nên ăn những thực phẩm tốt, tránh các thực phẩm không tốt, ăn uống đều đặn, tránh bỏ bữa. Đồng thời, chú ý vận động và dùng thuốc trong trường hợp được yêu cầu để kiểm soát tiền đái tháo đường hiệu quả.